Tìm hiểu tiêu chuẩn công trình xanh Leed Gold, Lotus, Edge

Việc xây dựng các công trình gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Điều này sẽ gây nên các phản ứng biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến tương lai của toàn nhân loại. Do đó các tiêu chuẩn xanh ra đời nhằm gắn kết giữa lợi ích phát triển xã hội với môi trường. Vậy tiêu chuẩn công trình xanh là gì? Có các tiêu chuẩn công trình xanh nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Tiêu Chuẩn Công Trình Xanh LEED GOLD

LEED là một trong những tiêu chuẩn công trình xanh có độ uy tín cao và được áp dụng rộng rãi. Bộ tiêu chuẩn LEED do hội đồng USGBC (US Green Building Council) ban hành. Ban đầu, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng tại Mỹ. Dưới tác động của việc mở rộng giao thương, LEED dần được tín nhiệm dùng làm chuẩn đánh giá cho nhiều công trình trên các quốc gia khác.

Để được công nhận theo chuẩn LEED, công trình cần đảm bảo nghiêm ngặt các chỉ tiêu tiên quyết về năng lượng và môi trường. Tại các tòa nhà, công trình LEED phải có mảng xanh, thân thiện với môi trường nhưng đảm bảo không gây hại cho tự nhiên và không vượt quá chi phí đề ra.

Tiêu Chí Đánh Giá

Cụ thể, các tiêu chí cần có để công trình đạt chứng nhận LEED bao gồm:

  • Mảng xanh trong khu vực cần bố trí thích hợp, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
  • Các tiện ích giao thông xung quanh công trình.
  • Cách thức sử dụng nhiên liệu và vật liệu.
  • Các nguồn tài nguyên và nhân lực có được dùng hợp lý không.
  • Môi trường sống bên trong công trình có đủ chất lượng không.

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-1

Công trình xanh giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai

Các cấp đánh giá

LEED có 4 cấp bậc được tính theo thang điểm:

  • 40-49 điểm: đủ để nhận chuẩn LEED (Chứng nhận Certified).
  • 50-59 điểm: đạt chứng nhận Bạc (Silver).
  • 60-79 điểm: cấp cho công trình đạt chuẩn Vàng (Gold).
  • 80 điểm trở lên dành cho những công trình Bạch Kim ( chứng nhận Platinum).

Trong đó, LEED GOLD đang là bộ chuẩn công trình xanh nhận được nhiều phản hồi tích cực vì tích hợp nhiều yếu tố có lợi cho người ở lẫn môi trường. Chính sự kiểm duyệt khắt khe, các nhà đầu tư và doanh nghiệp luôn ưu tiên chọn những công trình, những bất động sản được chứng nhận LEED và đặc biệt là LEED GOLD.

Tiêu Chuẩn Công Trình Xanh LOTUS

LOTUS là bộ chuẩn đánh giá do Việt Nam đề ra. Đây là chuẩn xanh đầu tiên của nước nhà lập ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với biến đổi khí hậu. LOTUS được chính Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) và tổ chức Hội đồng Công trình xanh Thế giới (World GBC) chấp thuận và ban hành.

Khác với các chuẩn công trình xanh khác, LOTUS tập trung đánh giá và kiểm định thông qua so sánh và đối chiếu với các quy định chung về luật cũng như quy định xây dựng kiến trúc tại Việt Nam. Điều này giúp đánh giá sâu sát và tương thích với thực tế hơn.

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-2

Công trình xanh đúng chuẩn cần đảm bảo phân bố và sử dụng các tài nguyên hợp lý và gắn liền với lợi ích môi trường

Tiêu Chí Đánh Giá

LOTUS đề ra 7 tiêu chí tương thích với các giai đoạn từ chuẩn bị đến thi công và hoàn thiện nhằm đánh giá trực quan và toàn diện các công trình.

  • Nước: đề cao tiết kiệm và tái chế nguồn nước.
  • Năng lượng: chủ trương giảm thiểu tiêu hao năng lượng, nhà thầu cần giám sát việc tiêu thu và khuyến khích dùng nguồn năng lượng tái tạo.
  • Vật liệu và tài nguyên: các vật liệu được dùng cần ưu tiên tiêu chí bền vững không gây hại cho môi trường, vật liệu có thể tái tạo. Rác thải cần được xử lý phù hợp, giảm thiểu tối đa việc phác thải công nghiệp.
  • Sức khỏe và Tiện nghi: nâng cao chất lượng môi trường sống. Công trình ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo tầm nhìn, không gian thoáng đãng, có thông gió,...
  • Địa điểm và môi trường: công trình có được thi công tại địa điểm thích hợp hay không? Tại nơi xây dựng cần hạn chế việc ngập lụt, gây ô nhiễm. Giao thông cần thuận tiện, tránh gây hiệu ứng đảo nhiệt,...
  • Quản lý: công trình cần đảm bảo việc giám sát chặt chẽ để khâu vận hành đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hiệu năng vượt trội: nếu chủ thầu đề ra các công nghệ cải tiến mới có lợi cho môi trường nằm ngoài chuẩn LOTUS sẽ được cộng thêm điểm.

Các Cấp Bậc Đánh Giá

LOTUS cũng có 4 thứ bậc về thang điểm gồm:

  • LOTUS Certified: các tiêu chí đạt 40% so với chuẩn mực đề ra.
  • LOTUS Silver: đạt 55% dựa trên những chỉ tiêu của chuẩn mực.
  • LOTUS Gold: công trình được kiểm định và đạt 65% so với quy chuẩn.
  • LOTUS Platinum: dành cho những công trình kiến trúc đạt hơn 75% yêu cầu của chuẩn LOTUS.

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-3

Councial House 2 tại Melbourne là một trong những công trình xanh nổi tiếng với việc sử dụng năng lượng thụ động, giảm mức tiêu thụ điện và nước lần lượt là 80% và 75%

Hiện nay, các nhà thầu xây dựng đều cố gắng đạt chuẩn LEED và LOTUS. Đây chính là lời tuyên bố tốt nhất về uy tín và chất lượng môi trường sống, làm việc cũng như học tập mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững với môi trường.

Tiêu Chuẩn Công Trình Xanh  EDGE

Trong khi chuẩn LEED và LOTUS đều là chứng nhận công trình xanh được Hội đồng Công trình xanh và Hội đồng Kiến trúc ban hành thì EDGE là một quy chuẩn được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đề ra. Đây là hệ thống chứng nhận Xanh cấp cho những công trình biết dùng tài nguyên hợp lý, đưa ra những giải pháp môi trường bền vững và có chi phí hợp lý. 

EDGE được nhiều nhà đầu tư yêu thích vì các tiêu chí đánh giá rõ ràng, đơn giản chủ yếu là: Tiết kiệm nước - Tiết Kiệm năng lượng - Tiết kiệm vật liệu. Điều này giúp các nhà thầu có những phương án thích hợp trong thiết kế và thi công nhằm đạt được chuẩn EDGE.

Nên bắt đầu gia tăng điểm công trình xanh từ đâu?

Như đã phân tích ở trên, công trình xanh là những dự án xây dựng tiết kiệm và sử dụng năng lượng cũng như tài nguyên một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc tuân theo các nguyên tắc từ giai đoạn thiết kế, xây dựng cho đến quản lý và vận hành công trình, và phát triển một tổ chức với tư duy hướng tới môi trường.

Bên cạnh hàng loạt các tiêu chuẩn về công trình xanh, việc tích hợp các thiết bị thông minh vào công trình cũng đang trở thành xu hướng trong ngành xây dựng. Sử dụng các thiết bị phù hợp sẽ hỗ trợ giảm thiểu các tác động đến môi trường liên quan đến việc lắp đặt, thải bỏ, tái sử dụng và tái chế các vật liệu nguồn. Dưới đây là ba thiết bị công nghệ có thể giúp dự án của bạn tiến gần hơn đến với chứng nhận công trình xanh:

Cảm biến ánh sáng

Cảm biến và điều khiển ánh sáng có thể kết hợp với nhau để cung cấp mức độ và chất lượng ánh sáng tối ưu cho các hoạt động và tình huống khác nhau, đồng thời giảm thiểu lãng phí năng lượng và lượng khí thải carbon. Theo Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, cảm biến ánh sáng có thể tiết kiệm năng lượng lên tới 60%. Bên cạnh đó, ánh sáng phù hợp cho các ngữ cảnh và sở thích khác nhau sẽ giúp nâng cao sự tỉnh táo, tâm trạng, nhận thức và thậm chí là chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, chủ sở hữu và người quản lý tòa nhà có thể sử dụng cảm biến để giám sát và tối ưu hiệu suất tòa nhà, xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, cải thiện việc sử dụng không gian, v.v.. Từ đó nâng cao khả năng quản lý tòa nhà. Để triển khai cảm biến và kiểm soát ánh sáng một cách hiệu quả trong các dự án tòa nhà, bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố như: Loại và vị trí của cảm biến, cấu hình và khả năng tích hợp của chúng với các hệ thống khác, v.v..

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-4

Triển khai hệ thống cảm biến ánh sáng IR-TEC là một trong những phương án phù hợp cho các công trình xanh

Hệ thống điều khiển rèm tự động

Nếu bạn đang tìm phương án tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà, thì hãy bắt đầu xem xét đến các loại rèm cửa. Thiết bị này có thể mang lại nhiều khoản tiết kiệm nhất nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng hiệu quả. Chẳng hạn như chúng sẽ ngăn ánh sáng mặt trời vào những ngày hè, giúp không gian nhà ở mát hơn mà không quá phụ thuộc vào máy điều hòa.

Hiện nay, xu hướng tự động hóa trong các công trình ngày càng trở nên phổ biến, và rèm cửa cũng không là ngoại lệ. Rèm cửa sau khi được tích hợp Bộ Điều Khiển Điều Hòa VRV/VRF KNX của hãng Kanonbus sẽ trở nên cực kỳ dễ sử dụng và còn có thể kiểm soát bằng điều khiển từ xa. Theo tiêu chuẩn phương thức truyền thông RS485, thiết bị này còn được ghi nhận mức độ ứng dụng cao vì phù hợp với hầu hết các hệ thống smarthome và BMS như: KNX, Savant, Control4, Crestron, BACnet, v.v..

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-5

Tham khảo thêm điều khiển từ xa Moorgen có thể tích hợp cùng hệ thống rèm tự động tại KNXStore

Thiết bị đo lường chất lượng không khí

Chất lượng không khí trong nhà đóng một vai trò then chốt trong các tiêu chuẩn tòa nhà xanh và lành mạnh. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã xếp ô nhiễm không khí trong nhà là nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, do đó việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà cũng cần được thực thi nhanh chóng và kịp thời ở các tòa nhà công trình xanh.

Phương pháp được thực hiện dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng các công nghệ tiên tiến để điều chỉnh hệ thống HVAC và hệ thống lọc. Công nghệ theo dõi và dự báo chất lượng không khí thông minh để giúp bạn kiểm soát chất lượng không khí trong nhà. Chẳng hạn như thiết bị đo lường chất lượng không khí Kaiterra Egg. Một điểm quan trọng cần lưu ý là Kaiterra Egg không phải là máy lọc không khí, nó sẽ dự báo chất lượng không khí trong nhà và cho phép xác định ngay các nguồn ô nhiễm, khi nào nên bật máy lọc không khí và thậm chí giúp tự động hóa các thiết bị của bạn với ứng dụng riêng của Kaiterra.

tieu-chuan-cong-trinh-xanh-6

Thiết bị Kaiterra Egg có công nghệ cảm biến tiên tiến để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến không khí của bạn như PM 2.5 (bụi mịn), nhiệt độ, độ ẩm, VOC, CO2, v.v..

Như vậy, tiêu chuẩn công trình xanh là một trong những biện pháp thúc đẩy nhà đầu tư có định hướng phát triển lợi ích kinh tế dựa trên cam kết bền vững với môi trường. Tùy vào chi phí và những mục tiêu khác nhau mà nhà đầu tư hay chủ thầu sẽ lựa chọn tiêu chuẩn nào để áp dụng. Công trình đạt một trong các chuẩn LOTUS, LEED hay  EDGE đều giúp nâng cao hình ảnh đẹp và uy tín trong mắt mọi người.

Bài viết liên quan

Chọn Lựa Driver LED: Constant Voltage (CV) và Constant Current (CC)

Đèn LED (Light Emitting Diode) là một loại bán dẫn và hoạt động với cả nguồn ...

Khám phá tiêu chuẩn D4i là gì trong công nghệ chiếu sáng

D4i là gì? Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành chiếu sáng cũng không nằm ngoà...

NEMA và Zhaga: Loại nào phù hợp cho Dự án Chiếu sáng của Bạn

Nếu bạn đang có kế hoạch nâng cấp hệ thống chiếu sáng của mình thành một hệ t...

Bluetooth Mesh và DALI: Con Đường Kỹ Thuật Số Cho Kiểm Soát Ánh Sáng

Công nghệ Bluetooth® và chuẩn DALI® đã có một lịch sử dài hợp tác. Tuy nhiên,...

Casambi Wireless Mesh Network Detectors

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng hiện đại và cao cấp của con người, điều ...

Z-wave là gì? Vai trò của Z-wave đối với nhà thông minh

Trong mô hình Smarthome, các thiết bị cần phải kết nối với nhau nhằm tạo thàn...

Top 5 công tắc thông minh cao cấp và đáng mua nhất

Sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật đã mang lại nhiều lợi ích to lớn giúp c...

Sự khác biệt giữa 3 công nghệ Bluetooth Mesh, Zigbee và Wifi

Bluetooth mesh là công nghệ Bluetooth được ra mắt vào năm 2017 với mục tiêu m...

Tin Tức Tin Tức

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng