Bluetooth mesh là công nghệ Bluetooth được ra mắt vào năm 2017 với mục tiêu mở rộng khả năng kết nối của các thiết bị Bluetooth. Đây được xem là phương thức kết nối hiện đại, hiệu quả cho nhà thông minh. Vậy công nghệ Bluetooth Mesh là gì? Giữa Zigbee, Wifi và Bluetooth Mesh nên sử dụng công nghệ nào? Theo dõi bài viết dưới đây của KNX Store để tìm câu trả lời nhé!
Công nghệ Bluetooth Mesh là gì?
Công nghệ Bluetooth Mesh là một mạng lưới Bluetooth cho phép giao tiếp giữa nhiều thiết bị được kết nối với nhau và được tối ưu hóa để tạo thành một mạng lưới quy mô lớn. Các dữ liệu sẽ không còn chia sẻ ngang hàng giữa hai thiết bị mà sẽ nhảy từ thiết bị này sang thiết bị khác cho đến khi dữ liệu được gửi đến thiết bị đích.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tưởng tượng như bạn có một chiếc khóa cửa thông minh và khi bạn mở cửa thành công, khóa sẽ gửi tín hiệu Bluetooth đến bộ điều khiển trung tâm đặt ở đâu đó trong nhà. Vì khoảng cách giới hạn của Bluetooth là 10 mét, nó sẽ chuyển tiếp dữ liệu đến các thiết bị Bluetooth khác trong nhà gần đó như đèn thông minh, loa thông minh, máy hút bụi thông minh TV, điều hòa…Khi nhận được tín hiệu bạn có nhà, bộ điều khiển trung tâm tiếp tục gửi lệnh điều khiển giữa các thiết bị khác trong nhà. Các lệnh như bật đèn phòng khách, bật điều hòa hay thậm chí là máy nước nóng đều được khởi chạy bằng cài đặt trên ứng dụng điện thoại trước đó.
Ưu điểm của công nghệ Bluetooth Mesh trong hệ thống chiếu sáng nhà thông minh
Kết nối không giới hạn
Thông thường các thiết bị chiếu sáng sẽ kết nối với một hệ thống trung tâm. Điều này sẽ khó có thể mở rộng ra nhiều thiết bị hơn bởi hệ thống trung tâm sẽ quá tải, tốc độ kết nối chậm hơn. Nhưng khi áp dụng công nghệ Bluetooth Mesh, các thiết bị sẽ kết nối với nhau trong một mạng lưới có quy mô và diện tích rất lớn. Nhờ đó, Bluetooth Mesh giúp mở rộng phạm vi hoạt động của thiết bị, cũng như mở rộng hay thu hẹp hệ thống điều khiển chiếu sáng một cách dễ dàng.
Giúp đường truyền ổn định
Các kỹ thuật hiện đại của Bluetooth Mesh sẽ giúp đường truyền hoạt động một cách linh hoạt theo nhiều đường dẫn trong mạng kết nối. Do đó, khi một thiết bị trong mạng bị hỏng, đường truyền sẽ không bị gián đoạn như các cách kết nối khác mà các thiết bị trong hệ thống vẫn có thể nhận lệnh điều khiển và hoạt động bình thường, đảm bảo trải nghiệm điều khiển đèn cực kỳ nhanh chóng và mượt mà so với các mạng không dây khác.
Tiết kiệm năng lượng
Bluetooth Mesh cũng tiết kiệm năng lượng tối ưu vì nó giúp các thiết bị trong mạng sử dụng ít năng lượng hơn. Các thiết bị không cần tiêu tốn năng lượng để truyền đến trung tâm mà chỉ cần công suất thấp để truyền dữ liệu sang thiết bị lân cận, thiết bị này sẽ tiếp tục truyền tín hiệu.
Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép người dùng điều khiển đèn riêng lẻ hoặc theo cụm một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng. Nhờ đó, nó vừa có thể đáp ứng các kịch bản chiếu sáng theo sở thích của người dùng, vừa tránh lãng phí điện năng ở những khu vực không cần thiết.
Tính bảo mật cao và tương thích nhiều thiết bị
Các thiết bị được kết nối bằng Bluetooth Mesh được bảo mật cao với một quy trình nghiêm ngặt không thể bị vô hiệu hóa theo bất kỳ cách thức nào. Bên cạnh đó, Bluetooth Mesh tương thích với bất kỳ thiết bị có hỗ trợ Bluetooth.
Bluetooth Mesh ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Bluetooth Mesh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:
- Tự động hóa
- Mạng cảm biến
- Giám sát các giải pháp IoT
- Chiếu sáng tự động
- Nhà thông minh
- Nhờ công nghệ BLE, nó có thể kết nối với nhiều loại thiết bị trong hầu hết các giải pháp.
Đặc biệt hiện nay mạng Bluetooth được sử dụng rộng rãi trong các giải pháp chiếu sáng thông minh. Dựa trên việc kết nối các bóng đèn với nhau tạo thành mạng lưới hoạt động mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, Bluetooth Mesh có thể kết nối các thiết bị như TV, Điều hòa, Robot hút bụi, Rèm cửa thông minh… để người dùng có thể điều khiển cùng lúc.
So sánh 3 công nghệ không dây: wifi, zigbee, bluetooth
Wifi
Wi-Fi là công nghệ không dây dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.15.4. Với Wifi, mạng cục bộ (LAN) được sử dụng để cung cấp truy cập internet trong một phạm vi nhất định. Loại giao thức mạng phổ biến nhất trong gia đình và không gian công cộng như quán cà phê, sân bay,...
Nhược điểm của Wifi là nó chỉ hoạt động tốt trong phạm vi ngắn. Xét về khả năng truyền dữ liệu, Wifi hơn hẳn Zigbee hay Bluetooth Mesh. Nhưng khi đặt vào tình huống điều khiển đèn thông minh thì tính năng này trở nên không cần thiết. Bởi vì, đặc thù của các thiết bị IoT là lượng thông tin truyền đi khá ít.
>>>Xem thêm: Nên chọn Zigbee hay Mesh Wifi cho bộ điều khiển trung tâm smarthome?
Zigbee
Zigbee là một công nghệ không dây được thiết kế để truyền một lượng nhỏ dữ liệu trong khoảng cách ngắn. Khác với kết nối của Wifi, Zigbee sử dụng mạng lưới tương tự như Bluetooth Mesh nhưng có điểm khác với mạng Bluetooth là ở mạng Zigbee, các thiết bị trao đổi thông tin với nhau theo định hướng. Tức là thông tin trong mạng được gửi với một địa chỉ và lộ trình xác định trước.
Tuy nhiên, Zigbee cũng có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, nó chỉ hoạt động với các kết nối tầm ngắn, vì vậy các thiết bị bạn đang sử dụng không thể quá xa nhau và thường không thể ở ngoài trời. Nó cũng có tốc độ truyền thấp và cũng không an toàn như hệ thống dựa trên Wifi.
>>>Xem thêm: Zigbee, WiFi Mesh, Bluetooth, Z-Wave khác nhau thế nào về tính năng?
Bluetooth Mesh
Xét về thời điểm xuất hiện trên thị trường, có lẽ Bluetooth Mesh có phần mới hơn so với Zigbee và Wifi khi mới được giới thiệu vào năm 2017. Tuy nhiên, Bluetooth Mesh được coi là chuẩn truyền dữ liệu được phát triển phù hợp nhất cho hệ thống chiếu sáng thông minh. Điều này hoàn toàn dựa trên đặc điểm hoạt động của mạng này:
- Công nghệ truyền tin: Bluetooth mesh giúp truyền tin qua nhiều con đường. Ngay cả khi một nút bị hỏng, vẫn có nhiều đường truyền thông qua các nút khác, giúp điều khiển ánh sáng nhanh hơn và mượt mà hơn.
- Không cần thông qua thiết bị trung gian là công tắc thông minh, Smartphone sẽ trực tiếp điều chỉnh từng bóng đèn. Nhờ đó, có thể bật đèn riêng lẻ, hoặc nhóm đèn theo cụm để dựng cảnh.
Thông qua những chia trẻ trên đây của KNX Store, hi vọng bạn đã hiểu hơn về công nghệ Bluetooth Mesh và đưa ra quyết định nên sử dụng công nghệ Wifi, Zigbee hay Bluetooth tùy thuộc theo nhu cầu. Theo dõi các bài viết tiếp theo của KNX Store nhé!