Cảm biến ánh sáng là gì? Cách ứng dụng trong nhà thông minh

Trong thời đại công nghệ, tính tự động hóa và tiện lợi ngày càng được chú trọng. Cảm biến ánh sáng ra đời giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc quản lý tắt mở của các thiết bị, nhất là trong mô hình nhà thông minh. Vậy cảm biến ánh sáng là gì, được ứng dụng ra sao? Nguyên lý hoạt động của cảm biến sáng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cảm biến ánh sáng là gì?

Cảm biến ánh sáng là một dạng thiết bị quang điện. Nó có khả năng nhận biết các thay đổi ánh sáng từ môi trường để chuyển đổi thành tín hiệu điện. Thông qua mắt cảm biến, thiết bị nhận thấy ánh sáng bên ngoài thay đổi (trời sáng/ tối) để tạo lệnh điều chỉnh thiết bị điện thay đổi cường độ sáng cho phù hợp. 

Cảm biến sáng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị điện và hệ thống chiếu sáng thông minh. Người dùng có thể thiết lập các kịch bản chiếu sáng hay tối ưu việc bật tắt đèn. Điều này mang đến tính tiện lợi cho cuộc sống hiện đại.

Cảm biến ánh sáng-giúp ngôi nhà trở nên thông minh và hiện đại hơn.

Cảm biến ánh sáng-giúp ngôi nhà trở nên thông minh và hiện đại hơn.

Có mấy loại cảm biến ánh sáng? Cách thức hoạt động như thế nào?

Cảm biến Photoresistor (LDR)

Cảm biến Photoresistor (LDR) còn gọi là điện trở phụ thuộc. Cảm biến này được làm từ chất bán dẫn có độ nhạy cao với ánh sáng. Thiết bị có thể nhận biết sự thay đổi cường độ sáng kể cả ánh sáng nhìn thấy được hay loại ánh sáng như tia hồng ngoại.

Cảm biến Photoresistor (LDR) hoạt động dựa trên nguyên lý của một điện trở. Yếu tố tác động đến sự thay đổi của điện trở chính là ánh sáng. Cụ thể, khi ánh sáng mạnh làm giảm điện trở và ngược lại. Do đó, bạn sẽ thấy trời sáng thì đèn tắt và tự bật khi trời tối. Thiết bị cảm biến Photoresistor (LDR) được dùng trong hệ thống đèn đường, đèn quảng cáo,...

Cảm biến Photodiodes

Cảm biến Photodiodes được làm từ vật liệu như: silicon và gecmani. Cấu tạo bên trong còn có các bộ lọc quang lọc, ống kính tích hợp…Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý quang điện bên trong. Khi có ánh sáng chiếu vào, khoảng cách các electon giãn ra cho phép dòng điện chạy qua. Cường độ sáng càng lớn, các electron càng xa nhau, cường độ điện vì thế càng mạnh. Photodiodes thường dùng trong các thiết bị y tế, tấm pin mặt trời, thiết bị điều khiển từ xa,...

Cảm biến Phototransistors

Về bản chất, Phototransistors chính là cảm biến Photodiodes được khuếch đại lên. Do đó, cấu tạo và nguyên lý hoạt động đều giống nhau. Nhờ ưu thế khuếch đại, nên Phototransistors có khả năng cảm biến nhạy hơn, thích hợp dùng trong các thiết bị yêu cầu độ cảm ứng cao và kích thước to.

Cảm biến ánh sáng ứng dụng được trong nhiều không gian khác nhau.

Cảm biến ánh sáng ứng dụng được trong nhiều không gian khác nhau.

>>>Xem thêm:

Ưu nhược điểm của thiết bị cảm biến ánh sáng

Tự động hóa

Một trong những ưu điểm hàng đầu của cảm biến ánh sáng chính là tự động bật/ tắt đèn. Người dùng không cần phải đến nút công tắc. Một số thiết bị thông minh còn có khả năng tự động mở đèn khi có người di chuyển.

Tính tiện lợi

Đối với các công trình lớn: tòa nhà, hệ thống đèn đường,...cảm biến sáng cho phép người dùng quản lý việc tắt/ mở thiết bị dễ dàng và nhanh chóng. Cảm biến ánh sáng cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đồng bộ hóa kịch bản chiếu sáng. Việc kiểm soát hoạt động của thiết bị được tối ưu hơn.

Tiết kiệm điện năng

Do nguyên lý hoạt động dựa trên cường độ sáng môi trường nên đèn sẽ tự động tắt/ mở hay giảm sáng tương thích. Điều này giúp hạn chế tiêu thụ điện năng không cần thiết. Tuổi thọ thiết bị cũng được giữ bền hơn, mang đến tính kinh tế cao.

Thiết kế tinh tế

Cảm biến ánh sáng thường có kích thước nhỏ gọn. Mắt cảm biến được giấu khéo léo bên trong.  Nên khi dùng, ngôi nhà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, cảm biến cũng làm từ các vật liệu nhựa ABS chống cháy, bền bỉ với môi trường nên có tính an toàn hơn.

Cảm biến sáng giúp thiết lập nhiều kịch bản chiếu sáng thông minh.

>>>Xem thêm: 

Nhược điểm

Cảm biến ánh sáng có thể bị ảnh hưởng khi có quá nhiều nguồn sáng chiếu vào. Do đó, thiết bị không thích hợp dùng trong những nơi có nhiều luồng sáng tác động. Ngoài ra, không gian thường xuyên có vật nuôi di chuyển cũng gây trở ngại cho cơ chế làm việc của cảm biến sáng.

Các ứng dụng trong thực tế của cảm biến ánh sáng

  • Dùng trong các thiết bị chiếu sáng: tạo nên cơ chế chiếu sáng thông minh, đặc biệt phù hợp cho các góc cầu thang, hành lang, nhà kho,...
  • Dùng trong màn hình máy tính bảng, điện thoại di động: giúp bảo vệ mắt cho người sử dụng.
  • Dùng trong xe ô tô: điều chỉnh độ sáng tối tương thích với môi trường.
  • Ứng dụng trong một số cơ chế bảo mật.

Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị

Vị trí lắp đặt

Cảm biến ánh sáng nên lắp ở những vị trí tiếp xúc được với nguồn sáng. Nhưng bạn không nên lắp thiết bị ở không gian có nhiều nguồn sáng. Một lưu ý khác là những nơi có vật nuôi cần chọn loại cảm biến chuyên biệt hơn. Do mắt cảm biến có thể xoay 360 độ nên rất nhạy với các chuyển động. Việc có nhiều nguồn sáng hay thú cưng di chuyển sẽ làm đèn liên tục tắt mở dễ gây hư hỏng thiết bị.

Khoảng cách lắp đặt

Đối với từng loại không gian, khoảng cách cảm biến cũng sẽ khác nhau. Với thiết bị cảm biến tại gia, khoảng cách nên là 5m trở xuống. Ở hành lang trường học, công ty, khoảng cách hợp lý là 2m. Riêng các thiết bị chiếu sáng công cộng: đèn đường, đèn trong công viên thì phạm vi cảm biến nên là 10m.

Khả năng kháng ẩm

Tính ẩm nóng có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Việc liên tục thay mới cũng gây tốn kém. Do đó, bạn nên ưu tiên các cảm biến ánh sáng có khả năng chống ẩm, làm từ vật liệu tốt.

Như vậy, cảm biến ánh sáng là thiết bị rất cần thiết cho các thiết bị điện tử dân dụng. Người dùng sẽ nhận được các giá trị tiện nghi và hiện đại, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Để mua được cảm biến sáng có chất lượng và thích hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên lựa chọn các nhà phân phối uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

Cảm biến bật tắt đèn: Phân loại và những lưu ý khi lắp đặt

Hãy khám phá cảm biến bật tắt đèn, một sản phẩm thông minh đang được nhiều ng...

7 Lý do nên sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng cho nhà thông minh

Công tắc cảm biến ánh sáng đang được dùng rộng rãi trong các mô hình nhà thôn...

Cảm biến ánh sáng là gì? Cách ứng dụng trong nhà thông minh

Trong thời đại công nghệ, tính tự động hóa và tiện lợi ngày càng được chú trọ...

Cảm biến khói: Nguyên lý hoạt động và lưu ý khi sử dụng

Phòng chống cháy nổ là điều kiện tiên quyết giúp đảm bảo an toàn về người và ...

Cảm biến cửa là gì? Tìm hiểu lợi ích của cảm biến đóng mở cửa với Smart Home

Cảm biến cửa là thiết bị thuộc hệ thống an ninh giúp người dùng phát hiện ra ...

Tìm hiểu về cảm biến OS-NET từ IRTEC (Phần 2)

Trong nhiều năm qua, việc đưa các điều khiển thông minh vào chiếu sáng thương...

Tìm hiểu về cảm biến OS-NET từ IRTEC (Phần 1)

Cảm biến OS - NET IRTEC mang đến công nghệ chiếu sáng thông minh cho đa dạng ...

Tìm hiểu về cảm biến chuyển động từ thương hiệu Satel

Nhắc đến cảm biến chuyển động trong các ngôi nhà thông minh không thể không n...

Tin Tức Tin Tức

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng