Wifi Mesh - công nghệ kết nối không dây cho nhà thông minh

Wifi Mesh là kết nối mạng không dây rất phù hợp với nhà thông minh nhờ các ưu điểm về tốc độ truyền dữ liệu, phạm vi hoạt động rộng khắp, dễ quản lý, ít tốn công lắp đặt…

Wifi Mesh là gì?

Wifi Mesh là hệ thống mạng WiFi diện rộng (có thể lên đến hàng ki-lô-mét), bao gồm nhiều thiết bị phát sóng WiFi cùng hoạt động thống nhất với nhau theo dạng mạng lưới. Dùng để phủ sóng rộng khắp cho một khu vực. 

Khi bộ phát sóng hay bộ kích sóng WiFi không đủ đáp ứng, tín hiệu của WiFi Mesh vẫn có thể trải trong phạm vi rộng. 

Các dữ liệu trong WiFi Mesh được tự động định tuyến giúp việc kết nối có độ ổn định và chất lượng cao.

Nguyên lý hoạt động WiFi Mesh

Wifi Mesh giúp các thiết bị có thể kết nối với nhau như một nút trong mạng lưới hệ thống. Khi hoạt động, mỗi nút đều phát tín hiệu vô tuyến giúp internet kết nối với máy chủ để mở rộng, kích sóng và tăng độ phủ sóng cho các điểm truy cập. 

Điều này có thể hiểu là, chỉ cần một điểm phát sóng được kết nối dây trực tiếp với thiết bị mạng (thường là modem internet DSL) thì tín hiệu của điểm phát sóng sẽ kết nối đến các thiết bị không dây khác với các điểm phát sóng gần đó.

Wifi Mesh dễ dàng chuyển tiếp giữa các thiết bị với nhau. Nhờ đó, thời gian chuyển tiếp khi bạn di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác diễn ra rất nhanh chóng. Trong lúc này, cường độ sóng và tốc độ mạng vẫn ổn định.

Ứng dụng của WiFi Mesh trong gia đình

Wifi Mesh có tính ứng dụng cao hơn bộ kích sóng WiFi. Bởi vì, WiFi Mesh là hệ thống mạng lưới phủ rộng khắp còn bộ kích sóng WiFi chỉ giúp làm tăng tính hiệu mạng của bộ định tuyến. 

Wifi Mesh tập hợp các điểm phát sóng WiFi lại với nhau để hoạt động thống nhất. Nhờ đó, dù không đứng khá xa các thiết bị phát WiFi nhưng bạn vẫn có thể truy cập internet một cách mượt mà. 

Đối với nhà lớn, nhiều lầu, nhiều phòng, nhiều vật cản thì WiFi Mesh là một giải pháp hợp lý về mặt công nghệ hiện nay.

Ưu - Nhược điểm của WiFi Mesh

Ưu điểm

  • Đường truyền tốc độ cao: Nhờ sử dụng băng tần kép (dual band), chuẩn WiFi AC (WiFi 5) trở lên nên đường truyền của WiFi Mesh có tốc độ và tính ổn định cao hơn nhiều so với các thiết bị phát WiFi khác.

  • Phủ sóng rất rộng: Wifi Mesh thường có 2-3 hub (điểm truy cập)kết nối với nhau nên phạm vi phủ sóng gấp 2-3 lần các AP (access point). Các thiết bị WiFi trên thị trường hiện nay có thể phủ sóng tới 200 - 500m2. 

  • Kết nối không bị ngắt quãng: mạng lưới WiFi Mesh là hệ thống đồng nhất, bạn di chuyển tới đâu, thiết bị tự động chuyển đổi kết nối từ nút phát sóng này sang nút phát sóng khác. Do đó, dù bạn không ở yên một chỗ thì việc truy cập vẫn diễn ra bình thường, không bị ngắt quãng.

  • Chịu tải lớn: Cho phép 50 hoặc thậm chí hàng trăm người dùng cùng lúc, tùy theo trang bị RAM lớn hay nhỏ.

  • Dễ thiết lập mạng: Chỉ cần thiết lập mạng cho hub chính, không cần cài đặt riêng từng hub phụ.

  • Không cần dây mạng cho từng hub: Chỉ cần đi dây cho hub chính, các hub phụ tự động kết nối không dây với nhau bằng sóng WiFi. Nhờ đó, chủ nhà tiết kiệm được phí thi công, lắp đặt và không cần đi dây nhợ chằng chịt trong nhà gây mất thẩm mỹ.

  • Dễ quản lý toàn hệ thống: WiFi Mesh có thể quản lý các hub bằng ứng dụng trên điện thoại một cách dễ dàng, thuận tiện mà không cần truy cập vào trang quản trị như đối với router của WiFi truyền thống.

  • Nhiều chế độ truy cập: Các tính năng truy cập như chế độ khách, hạn chế quyền truy cập, chế độ kiểm soát dành cho phụ huynh… mang lại nhiều sự tiện dụng cho người dùng.

Nhược điểm

  • Giá thành: Nhờ sở hữu công nghệ hiện đại và có tính ứng dụng cao nên chi phí cho hệ thống WiFi Mesh không rẻ. 

  • Kết nối giảm khi phủ sóng rộng: Do sử dụng sóng WiFi (không dây) vốn không ổn định bằng kết nối có dây nên WiFi Mesh có thể bị giảm kết nối trong phạm vi quá rộng. Băng thông qua mỗi hub phụ thường giảm 20-30% so với hub chính.

  • Tính năng nâng cao: Công nghệ hiện nay của WiFi Mesh vẫn chưa hoàn thiện các tính năng nâng cao như các bộ định tuyến thông thường. 

So sánh Wifi Mesh với các mạng không dây khác

So sánh WiFi Mesh với bộ kích sóng WiFi thông thường

Để cài đặt WiFi truyền thống, ta cần thiết lập cho từng thiết bị kết nối với router. Sau đó, ta cài đặt tên mạng riêng (SSID) cho từng thiết bị. Nếu muốn thay đổi thiết lập trên router, ta cần chỉnh sửa lại thiết bị mở rộng. 

Ngược lại, WiFi Mesh chỉ cần thiết lập hub chính, các hub còn lại tự kết nối với nhau qua sóng WiFi nên không cần cài đặt riêng đối với mỗi hub.

So sánh WiFi Mesh với sóng Zigbee

Tốc độ truyền dữ liệu của WiFi Mesh đạt tới 1.3Gbit/s, hơn hẳn Zigbee chỉ khoảng 250 Kbps.

Phạm vi hoạt động của Zigbee đạt 10 - 30 nên chỉ dùng được cho nhà nhỏ, còn WiFi đến 30 - 100m hợp với nhà lớn, dãy nhà, khách sạn, văn phòng…

Tuy nhiên, do hoạt động rộng và nhanh hơn hẳn Zigbee nên WiFi cũng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

So sánh WiFi Mesh với Bluetooth Mesh

Tốc độ truyền tin của WiFi đạt gấp 4200 lần so với bluetooth hay Zigbee. Tuy nhiên, khi cần truyền tin xa thì bluetooth đáp ứng chất lượng tốt hơn WiFi.

Mức độ tiêu hao năng lượng của WiFi thuộc ngưỡng trung bình - cao, còn bluetooth lại rất thấp. 

Nếu WiFi hợp với ứng dụng wireless LAN, truyền tải internet, data dữ liệu lớn, video, hình ảnh… thì bluetooth lại hỗ trợ tốt cho chiếu sáng thông minh, điều khiển tự động, điều khiển thông minh…

So sánh WiFi Mesh với Z-wave

Do con chip nhỏ, Z-wave hoạt động với công suất nhỏ hơn nhiều so với WiFi, thường gửi các gói dữ liệu nhỏ ra phạm vi rộng chứ không thể đảm đương các data lớn.

Z-wave cũng chỉ hỗ trợ kết nối ổn định cho 40 - 50 thiết bị cùng lúc, dù trên lý thuyết là kết nối được với 232 thiết bị.

Tốc độ truyền của Z-wave cũng chỉ khiêm tốn ở mức 100 Kb/s.

Z-wave sử dụng năng lượng thấp hơn WiFi giúp tiết kiệm điện năng hơn.

Wifi Mesh là kết nối mạng có khá nhiều ưu điểm nổi bật so với các kết nối không dây khác. Đối với nhà có diện tích rộng, nhà thông minh sử dụng nhiều thiết bị điện tử, cần WiFi phủ khắp mọi ngóc ngách trong nhà thì WiFi Mesh là giải pháp hoàn chỉnh.

Bài viết liên quan

Giải pháp điều khiển nhiệt độ từng phòng nhờ Thermostat KNX và KAC00X

Một ngôi nhà thông minh không chỉ là nơi để ở, mà nó còn là không gian sống c...

KNXStore Đạt Chứng Nhận Casambi Certified Commissioning Partner 4C

Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng KNXStore đã chính thức đạt được chứng n...

Luật bảo mật mới về nhà thông minh tại Vương quốc Anh

Nhà thông minh ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Tuy n...

Sự khác biệt giữa cảm biến chuyển động và hiện diện là gì?

Sẽ thực sự tuyệt vời nếu bạn trở về nhà khi trời tối và đèn ở hành lang bật s...

Driver LED CV hay CC sẽ phù hợp cho dự án của bạn?

Đèn LED (Light Emitting Diode) là một loại bán dẫn và hoạt động với cả nguồn ...

Giải pháp điều khiển HVAC VRV/VRF từ hệ thống Smarthome

Điều khiển HVAC VRV/VRF là gì? Hiện nay, điều hòa không khí - điều hòa trung ...

Khám phá tiêu chuẩn D4i là gì trong công nghệ chiếu sáng

D4i là gì? Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành chiếu sáng cũng không nằm ngoà...

NEMA và Zhaga: Loại nào phù hợp cho Dự án Chiếu sáng của Bạn

Nếu bạn đang có kế hoạch nâng cấp hệ thống chiếu sáng của mình thành một hệ t...

Tin Tức Tin Tức

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng