KNX Smarthome biến ngôi nhà thành không gian sống lý tưởng

Smart home KNX đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới chuyên môn lẫn người dùng. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mở giúp những công trình nhà ở trong tương lai trở nên thật sự thông minh và tiện lợi. Vậy KNX là gì? Ứng dụng KNX Dali trong quản lý chiếu sáng có gì nổi bật? Vì sao nên chọn mô hình smarthome KNX cho dự án nhà ở của bạn? 

he-thong-knx

1. KNX là gì?

KNX là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng làm hệ thống điều khiển và quản lý trong mô hình nhà thông minh. Đây là tiêu chuẩn mở, cho phép kết nối nhiều trang thiết bị chuẩn KNX của nhiều nhà sản xuất khác nhau. 

Năm 2006, KNX được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 14543-3. Trước đó, CENELEC cũng công nhận KNX đạt chuẩn châu Âu EN 50090 vào năm 2003. Các nhà sản xuất thiết bị thông minh đều đang áp dụng KNX làm chuẩn và tích hợp vào các sản phẩm của mình.

2. Ưu và nhược điểm của KNX

KNX không còn mới mẻ đối với những ai có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng và nhà ở công nghệ. Nhưng với người dùng mới, đinh nghĩa KNX và ưu và nhược điểm của KNX vẫn còn rất lạ lẫm. Bạn có thể xem đánh giá ưu và nhược điểm của KNX dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn. 

2.1 Ưu điểm của KNX

Chất lượng cao, ổn định

KNX Association (Hiệp hội KNC) luôn đề cao tiêu chí chất lượng sản phẩm nên luôn yêu cầu khắt khe trong kiểm định quy trình chế tạo chuỗi thiết bị theo chuẩn KNX. Mỗi nhà sản xuất cần đạt chuẩn ISO mới có thể đăng ký chứng nhận sản phẩm KNX.

Các sản phẩm cũng phải thông qua chuẩn châu Âu và Quốc tế về Hệ thống nhà ở và tòa nhà. Vì thế, người dùng có thể an tâm KNX luôn mang đến những thiết bị có chất lượng cao, ổn định và hiếm khi lỗi kỹ thuật.

An toàn, bảo mật

Ngoài mang đến sự tiện nghi thì KNX luôn đề cao vấn đề bảo mật nhằm đảm bảo quyền lợi của đối tác và người dùng. Bạn sẽ không cần phải cài đặt nhiều chương trình an ninh mạng phức tạp. Hiện KNX secure đã có trong hệ thống phần mềm. Đây là công nghệ bảo mật tối ưu chống rò rỉ thông tin, rất khó bị đánh cắp dữ liệu.

Khả năng giao tiếp giữa các thiết bị khác thương hiệu, cũng chuẩn KNX

KNX cho phép khách hàng mở rộng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đến từ nhiều nhà sản xuất, miễn chúng có chung phương thức giao tiếp theo chuẩn KNX. Vì thế, hệ thống nhà thông minh chuẩn KNX luôn có tính linh hoạt cao hơn.

Sử dụng một phần mềm lập trình chung duy nhất cho các thiết bị KNX

KNX được thiết lập dựa trên phần mềm lập trình chung duy nhất  ETS. Phần mềm này giúp kết nối và cài đặt kịch bản điều khiển chức năng của các thiết bị dễ dàng và chặt chẽ. ETS còn có thể kết hợp với nhiều phần mềm khác để tối ưu tính tự động hóa.

Bạn có thể thay đổi cài đặt trên ETS bất cứ lúc nào thông qua các thiết bị điện tử cá nhân: máy tính, laptop hay điện thoại. Như vậy, người dùng có thể chủ động hơn trong việc quản lý ngôi nhà theo nhu cầu riêng. 

Phù hợp với mọi loại công trình

Điểm công lớn nhất của hệ thống nhà thông minh chuẩn KNX chính là tính ứng dụng cao, tương thích với nhiều công trình kiến trúc khác nhau. KNX vẫn hỗ trợ mở rộng cài đặt để biến không gian sống và làm việc trở nên hiện đại và thông minh theo mong muốn người dùng. Với hộ gia đình, KNX sẽ thay bạn điều phối hoạt động của tất cả các thiết bị, cắt giảm hao phí điện năng từ các vật dụng không cần thiết.

2.2 Nhược điểm của KNX

Yêu cầu đội ngũ lắp đặt có kiến thức kỹ thuật và trình độ tốt

KNX là đại diện cho hệ thống quản lý công trình hạ tầng thế hệ 4.0. Để tất cả thiết bị kết nối và hoạt động trơn tru, việc lắp đặt đòi hỏi chuyên môn cao. Người dùng không thể tự thi công (DIY) theo cách thức truyền thống.

Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn hệ thống Smarthome bình thường

Các sản phẩm chuẩn KNX đều thông qua quy trình sản xuất và kiểm duyệt gắt gao nên chất lượng luôn được giữ vững. Điều này khiến chi phí mua mới ban đầu khá cao. Thêm vào đó là phí thuê đội ngũ chuyên môn lắp đặt, tạo phần mềm. Tuy nhiên, chuẩn KNX mang đến nhiều lợi ích về tính ổn định, hạn chế hư hỏng nên sẽ có tính kinh tế lâu dài hơn.

Phù hợp hơn với các công trình mới, đi dây từ đầu, hoặc công trình cải tạo lại

Những kiểu công trình mới, đi dây từ đầu hoặc đang cải tạo lại sử dụng KNX sẽ có hiệu quả hơn.

3. KNX Dali trong hệ thống nhà thông minh tiêu chuẩn KNX

3.1 KNX Dali là gì?

Dali là từ viết tắt của cụm Digital Addressable Lighting Interface. Có thể hiểu KNX Dali là hệ thống ứng dụng quản lý chiếu sáng. 

Dali ra đời là bước tiến lớn giúp việc chiếu sáng của ngôi nhà trở nên hiện đại và thông minh hơn. Hiệu ứng sáng đèn, vị trí đèn bật tắt, cường độ ánh sáng mạnh yếu,...đều có thể thao tác từ xa nhờ vào KNX Dali.

3.2 Ưu điểm của KNX Dali

  • Đơn giản hơn so với các công nghệ ra đời trước đó. 

  • Dali có thể kết nối với 64 thiết bị. Điều này cho phép lắp đặt bổ sung đèn dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cả hệ thống.

  • Với các công trình lớn, ta có thể lắp nhiều bộ KNX Dali và liên kết với nhau thành mạng lưới.

  • Quản lý chiếu sáng đèn được tối ưu hóa tính tự động và linh hoạt chức năng hơn.

  • Nhờ cơ chế giám sát các thiết bị gắt gao, KNX Dali giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể.

4. Vì sao nên chọn mô hình nhà thông minh theo chuẩn KNX?

Ưu và nhược điểm của KNX là một trong những tiêu chí giúp bạn cân nhắc có nên chọn nhà thông minh theo chuẩn này hay không? Nhưng các lợi thế khi dùng chuẩn KNX bạn có thể thấy rõ là: 

  • Mọi thiết bị đều được theo dõi và thiết lập trên hệ thống nên có thể kiểm soát các dấu hiệu bất thường.

  • KNX sử dụng nguồn cấp 24VDC, đảm bảo tính an toàn về điện, góp phần phòng chống cháy nổ do quá tải.

  • Hệ thống KNX được áp dụng vào các chức năng thông dụng như: kéo rèm tự động, báo an ninh, quản lý chiếu sáng,...Người dùng có thể thao tác từ xa dễ dàng.

KNX Store - nhà phân phối hệ thống KNX chính hãng tại Việt Nam

KNX Store là đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp về nhà ở thông minh đến từ các thương hiệu uy tín. Tại đây, các thiết bị liên quan đến hệ thống KNX, KNX Dali đều là hàng chính hãng, có giấy bảo hành rõ ràng. 

KNX Store không chỉ là nhà phân phối đáng tin cậy mà còn hỗ trợ lắp đặt bảo trì. Khách hàng có thắc mắc hay cần giúp đỡ đều được đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm.

Như vậy, để lựa chọn hệ thống quản lý phù hợp với công trình kiến trúc của mình, bạn có thể so sánh ưu và nhược điểm của KNX với các hệ thống khác. Điều cốt lõi là phải đảm bảo tính chất lượng, độ bảo mật cao cho dự án. Có như vậy, bạn mới an tâm tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Viết bình luận

Bài viết liên quan

Các phương án điều khiển rèm cửa tự động cho Smarthome KNX

Việc lắp đặt rèm cửa tự động sẽ biến ngôi nhà của bạn thành một không gian ti...

Hệ thống KNX và ứng dụng KNX trong nhà thông minh

Mô hình nhà công nghệ thông minh đang là xu thế mới trong thời đại hiện nay. ...

KNX Smarthome biến ngôi nhà thành không gian sống lý tưởng

Smart home KNX đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới chuyên môn lẫn ng...

Nhà thông minh KNX

KNX Nhà thông minh

Tin Tức Tin Tức

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng