Những ứng dụng thiết thực của công nghệ điều khiển chiếu sáng DALI đang mở ra một trang mới với những tiện ích và khả năng tùy chỉnh vượt trội. Điều này không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng mà còn góp phần đổi mới ngành công nghiệp chiếu sáng.
DALI là gì
DALI, hay Digital Addressable Lighting Interface, là một giao thức đặc biệt được thiết kế để tự động điều khiển ánh sáng. Với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ, DALI giúp việc cài đặt và mở rộng các mạng chiếu sáng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn DALI có thể hoạt động với nhau mà không phụ thuộc vào nhà sản xuất. Điều này giúp việc thay thế và nâng cấp hệ thống trở nên dễ dàng hơn
Được tạo ra và phát triển bởi một nhóm các nhà sản xuất và nhà nghiên cứu, DALI đã trở thành tiêu chuẩn mới trong việc quy định cách thức tự động điều khiển ánh sáng. Những thiết bị điện được trang bị DALI có khả năng tự nhận diện và giao tiếp với nhau mà không phụ thuộc vào nhà sản xuất, giúp việc thay thế trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên lý hoạt động điều khiển chiếu sáng DALI
DALI là một giao thức truyền thông Serial hai chiều, sử dụng 2 dây dẫn tín hiệu. Mỗi thiết bị được gán một địa chỉ tĩnh duy nhất trong dải số từ 0 đến 63, việc này đồng nghĩa chúng ta có thể tạo một hệ thống với tối đa tới 64 thiết bị. Các địa chỉ có thể được gán tùy ý và các thiết bị không cần phải đánh số liên tục (có thể tồn tại các khoảng trống trong bản đồ địa chỉ).
Hiện nay tiêu chuẩn DALI đã được mở rộng lên phiên bản DALI-2 và tinh chỉnh để có thêm nhiều các tính năng mới điển hình như: hỗ trợ nhiều thiết bị điều khiển, cải thiện bảo mật
Mỗi bộ điều khiển DALI Master/Controller có thể điều khiển tối đa 64 thiết bị. Nhiều bộ điều khiển DALI Master có thể được sử dụng kết hợp để triển khai các hệ thống lớn hơn 64 thiết bị. Dữ liệu được truyền giữa bộ điều khiển và các thiết bị bằng nhiều giao thức khác nhau, tùy thuộc vào công nghệ, nhà sản xuất.
Trong một hệ thống chiếu sáng được tạo nên từ rất nhiều bộ đèn khác nhau. Điều khiển chiếu sáng DALI có thể giúp ta điều khiển riêng rẽ từng bộ đèn/ line đèn. DALI sẽ phân nhóm và tạo lập các kịch bản chiếu sáng khác nhau theo nhu cầu. Nhờ DALI, chúng ta có thể tăng giảm độ sáng, thay đổi cường độ, kịch bản chiếu,v.v.. một cách hoàn toàn tự động.
Ưu điểm của điều khiển DALI
Một trong những lợi thế khi triển khai một hệ thống điều khiển chiếu sáng DALI, đó là sự tối giản hóa việc lắp đặt, chỉ với 2 dây chạy dọc toàn bộ hệ thống, không phân cực (non-polarity), không yêu cầu bọc chống nhiễu (non- sheilded) và không yêu cầu thi công tách biệt với dây cấp nguồn.
DALI là một tiêu chuẩn truyền thông ứng dụng trong chiếu sáng được phát triển và hậu thuẫn bởi rất nhiều nhà sản xuất chiếu sáng. Tiêu chuẩn hóa truyền thông DALI thúc đẩy việc phổ biến và tương tác lẫn nhau giữa các thiết bị từ nhà sản xuất khác nhau trên cùng một hệ thống, từ đó mở ra tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm cũng như ứng dụng điều khiển chiếu sáng nhằm tiết kiệm năng lượng một cách thông minh và tiện nghi hơn.
Các thành phần cơ bản của một hệ thống DALI
Ngoài các thành phần cơ bản trên, hệ thống DALI còn có thể có thêm: bảng điều khiển bằng tay, màn hình điều khiển, máy tính vận hành,v.v..
Một hệ thống điều khiển ánh sáng DALI thường bao gồm các thành phần chính được thể hiện giống hình trên, cụ thể:
- Bộ cấp nguồn DALI
- Bộ điều khiển/ cảm biến
- Bus tín hiệu
- Bộ Driver DALI và đèn