Hãy khám phá cảm biến bật tắt đèn, một sản phẩm thông minh đang được nhiều người yêu thích. Sản phẩm này giúp bạn không phải lo lắng về việc quên tắt đèn khi không sử dụng. Bằng cách dựa trên cảm biến tín hiệu, sản phẩm này sẽ tự động tắt hoặc mở đèn, giúp bạn tiết kiệm nhiều điện năng. Cụ thể cảm biến bật tắt đèn là gì? Chúng có những loại nào? Cần chú ý gì khi lắp đặt? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Cảm biến bật tắt đèn là gì?
Cảm biến bật tắt đèn được dùng chuyên biệt cho các thiết bị chiếu sáng. Cảm biến này có chức năng điều khiển đèn tắt - mở tương thích với các tín hiệu nhận được từ đầu vào. Cụ thể, khi cảm biến nhận diện có người di chuyển sẽ phát lệnh cho đèn sáng. Sau khi người rời đi, đèn sẽ giảm độ sáng hoặc tắt hẳn.
Cảm biến bật tắt đèn được ứng dụng nhiều trong mô hình nhà thông minh
>>>Click xem ngay:
- Cảm biến ánh sáng là gì? Cách ứng dụng trong nhà thông minh
- 7 Lý do nên sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng cho nhà thông minh
Phân loại cảm biến bật tắt đèn
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến bật tắt đèn. Nhìn chung, ta có thể chia thành các loại cơ bản sau:
Cảm biến bật tắt đèn dựa trên sóng hồng ngoại PIR
Cảm biến bật tắt đèn dựa trên sóng hồng ngoại PIR là dạng cảm biến rất phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều tính năng nổi bật. Nguyên lý hoạt động của cảm biến dựa trên các bức xạ hồng ngoại phát ra. Đầu cảm biến sẽ xét các thay đổi sóng hồng ngoại để có những tín hiệu tương ứng cho việc tắt mở đèn. Lợi thế của loại này là phân biệt được các chuyển động của con người và vật nuôi. Từ đó, điều khiển chiếu sáng hiệu quả hơn.
Thiết bị cảm biến hồng ngoại là gì? Phân loại và cách thức hoạt động
Cảm biến bật tắt đèn dựa vào sóng ánh sáng
Dòng cảm biến này hoạt động dựa vào sự thay đổi cường độ sáng từ bên ngoài. Ánh sáng sẽ tác động đến bộ phận cảm biến bên trong, tạo thành tín hiệu bật tắt đèn tương ứng với trời sáng và tối. Cảm biến sóng ánh sáng thường dùng trong các thiết bị đèn đường, đèn chiếu sáng ngoài trời hay đèn ngủ. Ưu điểm của nó là tiết kiệm năng lượng, dễ lắp đặt và không cần can thiệp quá nhiều vào hệ thống. Do đó, giá thành cũng phải chăng.
Cảm biến bật tắt đèn dựa vào âm thanh
Đây là một dạng cảm biến bật tắt đèn rất thú vị. Cảm biến sẽ nhận diện độ lớn/ nhỏ hay cao thấp của âm thanh phát ra để tạo lệnh tắt mở đèn. Bạn hoàn toàn có thể cài đặt các chế độ chiếu sáng theo âm thanh to nhỏ mà bạn thích: tiếng vỗ tay, giọng nói,...
Cảm biến bật tắt đèn dựa theo nhiệt độ
Cảm biến bật tắt đèn dựa theo nhiệt độ rất phổ biến trong các mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, đèn sẽ có cơ chế tự động bật lên để giữ ấm cho cây cối và vật nuôi.
Cảm biến bật tắt đèn cho phép đèn tắt mở theo nhu cầu sử dụng
Cách lựa chọn cảm biến bật tắt đèn phù hợp cho nhà thông minh
Để cảm biến bật tắt đèn hoạt động hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tùy vào khu vực mà lựa chọn loại cảm biến tương thích: cảm biến ánh sáng cho đèn ngoài trời, sân vườn, cổng rào. Đối với đèn hành lang, cầu thang nên ưu tiên lắp đèn cảm biến bật tắt đèn hồng ngoại hay cảm biến chuyển động.
- Công suất đèn: để duy trì tính ổn định và an toàn cho hệ thống chiếu sáng, các loại đèn chỉ nên hoạt động khoảng 40-80% so với công suất được nhà sản xuất đưa ra. Điều này giúp cho đèn khi nối với cảm biến bật tắt hoạt động tốt và không gây các rủi ro cháy nổ.
- Lựa chọn cảm biến từ các thương hiệu uy tín: bạn nên ưu tiên những sản phẩm chính hãng, đến từ thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị nhà thông minh.
- Lựa chọn nhà phân phối: bạn nên đến các cửa hàng là nhà phân phối chính thức. Nhà bán hàng cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm nhằm tư vấn cho bạn những lựa chọn phù hợp nhất.
- Tips chọn mua đèn led phù hợp cho nhà thông minh
- Các thông số kỹ thuật của đèn LED cần lưu ý khi chọn mua
Những lưu ý khi lắp đặt cảm biến bật tắt đèn
Khi lắp cảm biến bật tắt đèn, bạn cần chú ý những điều sau để thiết bị hoạt động hiệu quả hơn:
Góc nhìn của cảm biến bật tắt đèn
Mỗi cảm biến bật tắt đèn sẽ có góc nhìn khác nhau tùy vào thiết kế của hãng hay loại tín hiệu đầu thu vào. Với các cảm biến hồng ngoại PIR, góc quét có thể lên đến 110 độ. Nếu bạn lắp đặt góc nhìn lệch với nơi phát tín hiệu thì đầu cảm biến sẽ không thể nhận dạng được.
Chú ý vị trí lắp đặt cảm biến bật tắt đèn để thiết bị hoạt động hiệu quả hơn
Bảo quản cảm biến
Để giữ cho cảm biến kéo dài tuổi thọ, bạn nên biết cách bảo vệ các cảm biến bật tắt đèn. Bạn không nên lắp ở vị trí gần đầu nóng máy lạnh hay hướng gió phả trực tiếp từ điều hòa. Đối với cảm biến ánh sáng không nên đặt nơi có ánh sáng chiếu quá mạnh hay có nhiều nguồn sáng. Với cảm biến chuyển động thì không đặt góc nhìn ở những nơi dễ có chuyển động rung lắc ( cửa sổ, bản lề cửa,...).
Điều này không chỉ giúp cảm biến dùng được lâu dài, tránh hỏng hóc mà còn hạn chế tình trạng bật tắt vô tội vạ. Bóng đèn cũng sẽ dùng được lâu hơn.
Vị trí lắp cảm biến bật tắt đèn
- Khi lắp cảm biến PIR, bạn nên chọn vị trí có không gian tĩnh. Bạn nên tránh lắp gần giàn phơi, nơi có cây cối và gió. Các yếu tố đó sẽ làm nhiễu hoạt động của cảm biến.
- Khi lắp cảm biến bật tắt đèn dựa vào ánh sáng: nên chọn hướng có một nguồn sáng chủ đạo. Các vị trí dễ thu ánh sáng từ đèn xe sẽ làm cảm biến khó hoạt động hoặc phải bật tắt liên tục dễ làm hỏng thiết bị đèn.
Có thể nói việc vận dụng cảm biến khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái và tiện nghi hơn rất nhiều. Tại KNXStore, bạn có thể tham khảo nhiều mẫu cảm biến bật tắt đèn đến từ các thương hiệu vô cùng uy tín. Nếu bạn vẫn chưa có sự lựa chọn tốt nhất, hãy liên hệ ngay với KNX để được tư vấn miễn phí nhé. KNX sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp chiếu sáng thông minh tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.
>>>Có thể bạn quan tâm: